Thủ tục đăng kiểm xe ô tô mới và cũ năm 2020 - muabanoto24h.com

Thủ tục đăng kiểm xe ô tô mới và cũ năm 2020

Đăng kiểm xe ô tô

Đăng kiểm là một công việc cực kì quan trọng và bắt buộc với toàn bộ xe ô tô, bất kể mới hay cũ, xe cá nhân hoặc tổ chức nhà nước. Chỉ có những xe đạt đủ tiêu chuẩn mới được lưu thông trên đường phố. Vậy thủ tục đăng kiểm ô tô mới và cũ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Đăng kiểm xe ô tô
Đăng kiểm xe ô tô

Làm thế nào để đăng kiểm ô tô?

Để đăng kiểm ô tô, chúng ta phải đưa xe đến các trung tâm/ trạm đăng kiểm kiểm tra kỹ thuật an toàn phương tiện cơ giới đường bộ trực thuộc Cục đăng kiểm Việt Nam.

Tại các trung tâm này, xe ô tô sẽ được kiểm tra các tiêu chuẩn an toàn từ hệ thống phanh, hệ thống lái, nồng độ khí thải, nhằm đảm bảo lưu thông an toàn với cộng đồng và thân thiện với môi trường.

Thủ tục đăng kiểm xe ô tô mới như thế nào

Bên bán xe hoặc đại lý chính hãng sẽ có dịch vụ hỗ trợ người mua xe, từ khâu đóng thuế trước bạ, đăng ký cho đến giai đoạn đăng kiểm. Phí dịch vụ này hiện tại sẽ dao động từ 2 – 3 triệu đồng/xe.

Tuy nhiên, một số trường hợp khách hàng ở tỉnh/thành phố không nằm trong khu vực hỗ trợ của đại lý vẫn có thể tự đăng kiểm lần đầu xe của mình theo các bước dưới đây.

Bước 1: Nộp lệ phí trước bạ và hoàn tất đăng ký biển số

Địa điểm nộp lệ phí trước bạ sẽ là chi cục thuế quận/huyện thuộc nơi cư trú của cá nhân hoặc tổ chức sở hữu xe ô tô. Và nơi đăng ký biển số là điểm đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tỉnh/thành phố

Hồ sơ dành cho nộp lệ phí trước bạ gồm:

  1. CMND chủ xe photo 3 bản (Đem theo bản chính)
  2. Hộ khẩu chủ xe Photo 3 bản (Đem theo bản chính)
  3. Tờ khai lệ phí trước bạ 2 bản chính (Theo mẫu qui định, điền đúng, đầy đủ)
  4. Giấy tờ xe bộ gốc (hóa đơn VAT, giấy xuất xưởng, kiểm định, chứng nhận môi trường)

Lệ phí trước bạ sẽ được tính 10% giá trị niêm yết của xe (riêng Hà Nội là 12%). Sau khi đóng xong lệ phí, chúng ta sẽ đưa xe đi đăng ký và bổ sung vào hồ sơ:

  • Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính)
  • Cà số khung, số máy (Theo mẫu qui định)
  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự 1 bản chính
  • Giấy khai đăng ký xe theo mẫu quy định (bản chính)

Tại cơ quan đăng ký xe, chúng ta nộp hồ sơ và chờ cán bộ chuyên trách kiểm tra xe, đối chiếu với thông tin trong giấy đăng ký xe đã chính xác chưa? Sau đó, chúng ta sẽ nộp lệ phí đăng ký xe và phí cấp biển số. Phí này cũng sẽ dao động tùy thuộc vào địa phương (Hà Nội – 20 triệu đồng, TPHCM – 11 triệu đồng và tỉnh khác 1 triệu đồng).

Đóng xong lệ phí, chúng ta tiến hành bấm biển số tự động để hoàn tất thủ tục đăng ký và nhận giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe.

Bước 2: Đăng kiểm xe ô tô

Sau khi có giấy hẹn đăng ký và biển số, chúng ta tiếp tục đưa xe đến Trung tâm/trạm đăng kiểm để đăng ký lưu hành cho chiếc xe mới của mình. Thủ tục cũng khá đơn giản và không mất nhiều thời gian. Hồ sơ nộp đăng kiểm xe ô tô mới gồm:

  • Bản chính đăng ký xe ô tô hoặc giấy tờ tương đương như: bản sao đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ, hoặc bản sao đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính, hoặc giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe
  • Bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng
  • Bản chính giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe còn hiệu lực
  • Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang Web quản lý thiết bị giám sát hành trình đối với xe thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình

Tại bước nộp hồ sơ, chúng ta sẽ đóng lệ phí đăng kiểm đối với xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi là 340.000 đồng (gồm phí kiểm định 240.000 đồng và phí cấp giấy chứng nhận 100.000 đồng).

Sau khi đóng lệ phí, chúng ta đưa xe vào dây truyền kiểm định ô tô và xếp hàng chờ đến lượt. Đến đây, cán bộ kiểm định sẽ tiếp nhận xe, đồng thời thực hiện các bước kiểm tra khí thải, thiết bị an toàn, đèn chiếu sáng… Chúng ta sẽ ngồi bên ngoài chờ đợi khoảng 15 – 20 phút. Sau đó đưa xe ra khu vực bãi đậu và đóng phí bảo trì đường bộ. Mức phí này sẽ được thu đến hết hạn đăng kiểm và được Bộ tài chính quy định:

  • 130.000 đồng/tháng đối với xe dưới 9 chỗ ngồi có đăng ký tư nhân
  • 180.000 đồng/tháng đối với xe dưới 9 chỗ ngồi có đăng ký tổ chức/công ty.

Sau khi đóng lệ phí bảo trì đường bộ, chúng ta chỉ còn ngồi đợi lấy lại hồ sơ, giấy chứng nhận kiểm định và dán tem kiểm định. Tới đây, chiếc xe mới đã chính thức hợp pháp và có thể lưu thông một cách thoải mái trên mọi cung đường.

Đăng kiểm lần thứ hai có gì khác?

Thủ tục đăng kiểm xe ô tô
Thủ tục đăng kiểm xe ô tô

Xem thêm: Chạy quá tốc độ bị phạt bao nhiêu? Mức phạt cho cả ô tô và xe máy mới nhất 2019

Trong lần đăng kiểm thứ hai, chúng ta sẽ chuẩn bị hồ sơ đơn giản hơn và thủ tục cũng nhanh chóng hơn khá nhiều so với lần đầu. Hồ sơ chỉ gồm:

  • Bản chính giấy đăng ký xe
  • Bản chính giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc còn hiệu lực
  • Sổ đăng kiểm cũ đã hoặc chuẩn bị hết hạn
  • Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang Web quản lý thiết bị giám sát hành trình đối với xe thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình

Quy trình còn lại tương tự đăng kiểm xe ô tô lần đầu gồm:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Bước 2: Đóng lệ phí đăng kiểm

Bước 3: Đưa xe vào truyền đăng kiểm

Bước 4: Đóng lệ phí bảo trì đường bộ

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận kiểm định mới và dán tem kiểm định.

Thủ tục đăng kiểm với xe ô tô cũ đa qua sử dụng

Nếu người mua xe cư ngụ cùng tỉnh/thành phố với người bán, chúng ta không cần phải đăng kiểm lại mà tiếp tục sử dụng xe tới khi hết hạn đăng kiểm. Sau đó tiến hành đăng kiểm lại tương tự như đăng kiểm lần thứ hai.

Trường hợp người mua xe không cùng nơi cư trú với người bán, bên bán phải tiến hành rút hồ sơ gốc và bàn giao cho bên mua để tiến hành đăng ký mới với biển số mới. Vì vậy, quy trình sẽ tương tự các bước như đăng kiểm xe lần đầu tiên.

Bên mua xe phải tiến hành nộp lệ phí trước bạ sang tên, đổi chủ là 2% giá trị xe được tính theo mức khấu hao quy định của Bộ tài chính. Sau đó tiến hành đăng ký lại và cấp biển số mới tại điểm đăng ký trực thuộc tỉnh/thành phố cư trú. Và cuối cùng là đăng kiểm lại theo biển số mới được cấp.

Mọi quy trình, thủ tục đều khá đơn giản và dễ dàng, đồng thời còn có thể tiết kiệm được số tiền kha khá, nếu chúng ta bỏ chút ít thời gian để tìm hiểu, nắm rõ các thủ tục.

Zoloft Generique est utilisé pour traiter la dépression, les troubles obsessionnels compulsifs (TOC), les troubles d’anxiété et les troubles post-traumatiques (TSPT). Il appartient à un groupe de médicaments appelés inhibiteurs sélectifs du recaptage de la sérotonine.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.